Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

Thiết bị giám sát hành trình vô tác dụng chủ xe tự đối phó

Khi các phương tiện vận tải đường bộ bị “ép” lắp thiết bị giám sát hành trình, còn gọi là hộp đen (đợt đầu vào ngày 1/7/2011), nhà quản lý, doanh nghiệp và người dân đều hi vọng thiết bị sẽ tạo nên bước đột phá về quản lý, giám sát phương tiện. Tuy vậy, trong các đợt thanh kiểm tra của Bộ GTVT vừa qua, có tới 9/30 DN sản xuất bị khai tử, các hộp đen đã lắp trên phương tiện bị “câm”, “điếc” nhiều vô kể. Lúc này, các doanh nghiệp vận tải, nhà xe không biết tin vào ai.
“Tiếp quản” thành công!
Nói về những cái “chết” của rất nhiều hộp đen trên thị trường, một chủ DN cho rằng, lý do cũng bởi Bộ GTVT cấp phép tràn lan, các DN không đủ tâm, đủ tầm nhảy vào, rồi “vỏ Việt ruột Tàu”... Vị này cũng nói: “Dù có làm đàng hoàng, nó vẫn “chết” như thường bởi nhiệt độ cao, bị tài xế đập phá... Thiết bị điện tử, chip bọc trong hộp kín không chịu nổi nhiệt độ cao. May ra hàng quân đội nồi đồng cối đá mới chịu được!”. Chúng tôi lật lại thông tin về một dự án được Sở KHCN TP.HCM nghiệm thu vào cuối 2009 có “yếu tố quân đội”.
Giữa năm 2008, Sở đã triển khai dự án “Thiết kế, sản xuất hệ thống thiết bị định vị để quản lý phương tiện”, phối hợp cùng Công ty Viễn Tân (thiết kế). Và ngay trong năm đó, Viễn Tân đã cho ra mắt thiết bị tên NFT, có chức năng liên lạc (giữa trung tâm và phương tiện), lưu dữ liệu hành trình (10.000 km), lưu trữ các thông số tắt, mở máy, tốc độ, số lần đóng - mở cửa… Tất cả các thông tin trên sẽ được truyền về trung tâm qua GMS (GPRS) để điều độ viên có thể quan sát, xử lý mọi sự cố lập tức. NFT sau này đã được lắp đặt trên gần
3.000 phương tiện, được các doanh nghiệp vận tải, nhà xe đánh giá rất cao. Sau 2 năm ứng dụng NFT, ông Đỗ Đình Thắng- Giám đốc Công ty Vitramex- cho biết NFT đã giúp tiết kiệm phí liên lạc giữa điều độ viên và tài xế 30%, 4% phí do điều xe không hợp lý, 15% phí nhiên liệu… Tuy nhiên, vì lý do cá nhân, cha đẻ của NFT, kỹ sư Ngô Duy Năng đã để lại toàn bộ công nghệ, bản quyền cho Công ty Tecapro (Bộ Quốc phòng), đơn vị hiện đang sản xuất thiết bị cho Viễn Tân.
Là đơn vị sản xuất thiết bị điện tử cho quân đội, Tecapro đã tiếp tục cải tiến thiết bị này để tăng khả năng chịu nhiệt độ cao, va đập đúng chất “quân đội”. Cũng do đó, giá sản phẩm bị đẩy lên cao, đắt gần bằng sản phẩm cao cấp của Đài Loan, Nga, gấp 3, 4 lần sản phẩm phổ thông tràn lan ngoài thị trường (7-12 triệu đồng tùy yêu cầu, so với 3 triệu đồng). Giá đắt cũng là điều khiến hộp đen của Tecapro không cạnh tranh nổi với các sản phẩm giá rẻ, nhất là khi chủ xe có tâm lý lắp để đối phó. Ông Hoàng Anh Tuấn- GĐ R&D của Tecapo- cho biết: “Chúng tôi không thể hạ giá quá nhiều, bởi chất lượng sẽ giảm xuống. Là đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, việc đưa sản phẩm ra dân sự chỉ là thứ yếu!” Tuy nhiên, trước thực trạng hộp đen giá rẻ chất lượng quá thấp, NFT lại đang được nhiều chủ xe tìm tới, không chỉ ở phía Nam mà cả ở miền Trung, miền Bắc.
Lại nhớ câu chuyện của ổn áp Lioa những năm 90 thế kỷ trước. Lioa treo biển “Lioa - ổn áp đắt tiền nhất” và thành công vang dội nhờ “sắt ra miếng”.
Bài toán thất thoát nhiên liệu cũng được giải
“Tiếp quản” NFT, Tecapro còn sản xuất thêm một thiết bị cảm biến kiểm soát xăng dầu. Lâu nay, vấn đề tiêu hao nhiên liệu vẫn là bài toán khó đối với doanh nghiệp (DN) bởi DN phải khoán xăng - dầu dựa trên số ki-lômét hành trình, vốn nhiều kẽ hở và là nguyên nhân gây sự căng thẳng giữa chủ DN và lái xe. Theo Giám đốc Công ty cổ phần Hàng hải Visco (quận 4) Vũ Hoàng Bảo, DN trả lương cho lái xe theo mức giá thị trường chung, còn nhiên liệu khoán theo chặng đường cũng thường cao hơn từ 3% đến 5% so với tiêu hao thực tế. Thế mà lái xe vẫn cự cãi về xe cũ, xe mới, đường xấu, đường tốt để đòi tăng khoán.
Vitramex lại là đơn vị đầu tiên lắp đặt thiết bị này. Ông Đỗ Đình Thắng cho biết: có tháng cao điểm công ty tiết kiệm được hơn 120 triệu đồng tiền nhiên liệu. Tuy nhiên, để động viên lái xe, công ty đã chia cho lái xe 60% tiền nhiên liệu tiết kiệm được, khiến cho tinh thần lái xe rất phấn chấn, chú trọng lái xe an toàn. Cũng như Vitramex, sau một năm sử dụng cảm biến kiểm soát nhiên liệu, Công ty Visco đã tiết kiệm được 3% đến 5% chi phí nhiên liệu, doanh thu trên 10 xe đầu kéo cũng tăng lên từ 30 đến 50 triệu/tháng. Theo ông Vũ Hoàng Bảo, ngoài việc tiết kiệm chi phí, Visco cũng đã không còn phải cò kè với lái xe về xăng dầu khoán, mối quan hệ với lái xe cũng trở nên thoải mái hơn.
Với các DN vận tải trung bình và nhỏ, con số vài chục triệu đồng hằng tháng chưa thể hiện rõ, nhưng đối với các DN lớn, chi phí tiết kiệm nhiên liệu ngót nghét tỷ đồng mỗi năm. Như Kho vận Vinamilk TP.HCM đã tiết kiệm được tới 44.000 lít dầu/năm (tương đương gần 900 triệu đồng). Theo tìm hiểu của chúng tôi, thiết bị này giá chỉ khoảng 4 triệu đồng, bằng 1/3 các sản phẩm nhập từ Nga. Hiện Tecapro đã lắp đặt hơn 1.000 cảm biến nhiên liệu cho các DN tại TP.HCM, Bình Dương, Quảng Bình, Hải Dương...
DN mất niềm tin, và họ sẽ tự tìm cách cứu mình!

dinh vi xe may, thiet bi dinh vi oto

1 nhận xét: